Vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động
Bảo hộ lao động - An toàn và vệ sinh lao động
Hiện nay ở nước ta, hai thuật ngữ "Bảo hộ lao động" và "An toàn và Vệ sinh lao động" đang tồn tại và được sử dụng song song, có thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp, cả trong các văn bản pháp luật, cả trong thực tế hoạt động, sản xuất và đời sống.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, thuật ngữ Bảo hộ lao động đã bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam và ngày càng được dùng rộng rãi trong văn bản pháp luật, trong các tài liệu và trong thực tế cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản pháp luật về bảo hộ lao động như "Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động" (tháng 12/1964), "Pháp lệnh Bảo hộ lao động" (tháng 9/1991). Trong chỉ thị số 132/CT ngày 13/3/1959 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã sử dụng thuật ngữBảo hộ lao động. Ngày 01/5/1971, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định thành lập "Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động". Tháng 02/2005, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập "Hội đồng Bảo hộ lao động quốc gia". Trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành, các cơ sở, thuật ngữ Bảo hộ lao động cũng được dùng một cách phổ biến cho đến nay.
Từ năm 1995, khi Bộ luật Lao động ra đời và có hiệu lực, thuật ngữ "An toàn và Vệ sinh lao động" bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn. Tên gọi "An toàn lao động, Vệ sinh lao động" được sử dụng chính thức cho tiêu đề của chương IX trong Bộ luật Lao động. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật cũng như trong thực tế thì thuật ngữ An toàn và Vệ sinh lao động đã được sử dụng thường xuyên. Đặc biệt trong giao dịch quốc tế, chúng ta thường sử dụng thuật ngữ An toàn và Vệ sinh lao động để phù hợp với cách sử dụng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và của nhiều nước trên thế giới, xuất phát từ thuật ngữ bằng tiếng Anh là"Occupational Safety and Health" và thường viết tắt là OSH.
Trong thực tế, chúng ta cũng thường gặp có trường hợp cùng một thuật ngữ tiếng Anh, nhưng khi chuyển ngữ sang tiếng Việt lại có những nghĩa khác nhau. Ở đây cũng vậy, cùng một thuật ngữ tiếng Anh là Occupational Safety and Health, nhưng trong một số trường hợp, các nhà chuyên môn gọi là "An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp" để phù hợp với từng hoàn cảnh và chủ đề cụ thể mà không có gì mâu thuẫn với cách chuyển ngữ thứ nhất là "An toàn và Vệ sinh lao động".
Như vậy là trong mấy chục năm qua kể từ ngày thành lập nước, hai thuật ngữ Bảo hộ
lao động (BHLĐ) và An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đều được sử dụng một cách chính thức, phổ biến trong văn bản pháp luật, trong đời sống xã hội của nước ta để nói về một công tác lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội với nội dung chủ yếu là đảm bảo ATVSLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện lao động (ĐKLĐ), phòng chống tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động (NLĐ) nước ta. Hai thuật ngữ đó, trong quá trình phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và từng giai đoạn, đã được sử dụng nhiều hay ít, phổ biến hay không, còn về bản chất, chúng đều được hiểu một cách đầy đủ, cơ bản là:
lao động (BHLĐ) và An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đều được sử dụng một cách chính thức, phổ biến trong văn bản pháp luật, trong đời sống xã hội của nước ta để nói về một công tác lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội với nội dung chủ yếu là đảm bảo ATVSLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện lao động (ĐKLĐ), phòng chống tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động (NLĐ) nước ta. Hai thuật ngữ đó, trong quá trình phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và từng giai đoạn, đã được sử dụng nhiều hay ít, phổ biến hay không, còn về bản chất, chúng đều được hiểu một cách đầy đủ, cơ bản là:
Bảo hộ lao động (hay An toàn và Vệ sinh lao động) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho con người trong lao động.
Bảo hộ lao động (hay An toàn và Vệ sinh lao động) ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển sản xuất, vì yêu cầu tất yếu khách quan phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ NLĐ - yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội. Trình độ phát triển của BHLĐ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia.
Vào những thập niên giữa thế kỷ 20, khi yêu cầu tối thiểu cơ bản của NLĐ trước hết là phải không bị tai nạn, bệnh tật trong khi làm việc, thì mục tiêu chính của ATVSLĐ là phải áp dụng ngay các biện pháp, nhiều khi là bị động, để ngăn chặn tai nạn, bệnh tật, chứ chưa thể nghĩ đầy đủ đến các giải pháp có hệ thống, chủ động kiểm soát nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật ngay từ đầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ, công tác ATVSLĐ cũng chuyển dần từ đối phó, bị động sang thế chủ động trong việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ một cách có hệ thống, trong đó coi trọng việc nâng cao văn hoá an toàn và ưu tiên biện pháp phòng ngừa. Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhất là từ tháng 6 năm 2003, sau khi Hội nghị Lao động quốc tế thông qua chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ và tiếp đó, sau khi có Hội nghị thượng đỉnh tại Đại hội thế giới về ATVSLĐ lần thứ 18 ở Seoul - Hàn Quốc (2008) ra "Tuyên bố Seoul về An toàn và sức khoẻ trong lao động", vấn đề ATVSLĐ đã có những bước phát triển mới, cả trong nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, phương hướng phát triển, cả trong những biện pháp quản lý, kiểm soát các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ NLĐ.
Theo PGS.TS. Nguyễn An Lương
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỲNH THY
(Chuyên may đồng phục theo yêu cầu)
* Nhận may đồng phục và cung cấp đồng phục: đồng phục áo phông, áo sơ mi nhân viên văn phòng, công sở, đồng phục công ty , bệnh viện,bảo vệ. dong phuc ao phong
* Đồng phục mùa đông : đồng phục áo khoác, đồng phục áo gió, đồng phục áo nỉ
* khách sạn,nhà hàng : áo đồng phục nhân viên, đầu bếp, các loại chăn ga trải bàn phục vụ phòng, rèm cửa.
* Đồng phục công nhân, Kỹ sư, bảo hộ lao động.
Áo phông khuyến mãi, quà tặng, quảng cáo dành cho các công ty & doanh nghiệp.
* Đồng phục học sinh, sinh viên, đồng phục quảng cáo ….
Chuyên thiết kế may mặc các loại sản phẩm dệt may, quần áo bảo hộ lao động, may đồng phục uy tín chuyên nghiệp với giá tốt nhất Hà Nội. bao ho lao dong
- Sản xuất: Quần áo bảo hộ lao động rời,đồ liền quần, đồng phục các cơ quan, xí nghiệp trên các chất liệu như: thun, kate, xi Korea, kaki VN, kaki cotton, cotton 100%.
Các sản phẩm đồng phục dành cho :
+ Công nhân ngành khai thác khoáng
+ Công nhân ngành năng lượng
+ Công nhân ngành luyện kim, cơ khí, hóa chất
+ Công nhân sản xuất hàng tiêu dùng
+ Công nhân điện tử - tin học
+ Công nhân chế tạo xe
+ Công nhân dệt may
+ Công nhân đóng tàu
+ Công nhân sản xuất vật liệu xây dựng
+ Công nhân bảo trì, bảo dưỡng
+ Công nhân vệ sinh
+ Nhân viên văn phòng, bảo vệ, quốc phòng , học sinh…
CÔNG TY TNHH QUỲNH THY VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 325 - Đội 10 - Tổ Ngọc Trục - Đại Mỗ - Nam Từ Liêm – Hà Nội
ĐT : 04.63282934 Hotline : 0973118928 - 01649599547
Email : quynhthy.net@gmail.com Website : www.quynhthy.net
Hỗ trợ trực tuyến : Y!M : quynhthyvietnam
0 nhận xét: